Gạo Basmati là loại gạo hạt dài truyền thống của Ấn Độ, nổi tiếng với hương thơm đặc trưng và chất gạo tơi, xốp. Với hàm lượng dinh dưỡng cao, gạo Basmati còn có nhiều công dụng trong việc bảo vệ sức khỏe, đặc biệt, được khuyên dùng trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Trong bài viết này, Angel Foods sẽ giải đáp liệu gạo Basmati có thực sự tốt cho người tiểu đường không?
Người tiểu đường có được ăn cơm trắng không?
Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn cơm trắng, nhưng cần kiểm soát lượng cơm ở mức vừa phải. Cơm trắng chứa nhiều carbohydrate, ít chất xơ và có chỉ số đường huyết cao, nghĩa là nó làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau khi ăn. Do đó, ăn nhiều cơm trắng khiến chúng ta khó kiểm soát lượng đường hấp thu máu, làm tăng nguy cơ dẫn đến tiểu đường và làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn.
Mặc dù, người tiểu đường đường vẫn có thể ăn gạo trắng, nhưng nó gây ra bất lợi và khó khăn để kiểm soát đường huyết. Vì vậy, tốt nhất người bị bệnh tiểu đường nên tìm kiếm loại gạo thay thế có chỉ số đường huyết thấp, ít tinh bột, giàu chất xơ và dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh.
Một số loại gạo tốt cho người tiểu đường, có thể chọn để thay thế cơm trắng như gạo lứt, gạo đen và gạo Basmati. Trong đó, gạo Ấn Độ Basmati được cho là thực phẩm vàng cho người tiểu đường, là loại gạo cao cấp của Ấn Độ không chỉ giúp kiểm soát đường huyết tốt mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Tại sao gạo Basmati tốt cho người tiểu đường?
Đây là 5 lí do tại sao gạo Basmati tốt cho người bệnh tiểu đường:
1. Hàm lượng tinh bột thấp
Người bệnh đái tháo đường nên ăn giảm lượng tinh bột so với người bình thường khoảng 1/3 tổng lượng. Gạo Basmati chứa ít tinh bột hơn gạo trắng, trung bình 1 chén gạo basmati nấu chín chứa 45g carb trong khi cơm trắng chứa tới 53g carb. Đây là lí do khiến gạo basmati ít dẻo và dính hơn gạo trắng thông thường. Tuy nhiên, chính lượng tinh bột thấp lại giúp giảm lượng đường vào máu, ổn định đường huyết, là ưu điểm vượt trội biến basmati thành thực phẩm vàng cho người tiểu đường.
2. Kiểm soát đường huyết tốt
Gạo basmati có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp, từ 50. GI là chỉ số đo lường tốc độ chuyển hóa thức ăn thành đường và được hấp thụ vào cơ thể. Những thực phẩm có chỉ số đường số đường huyết càng thấp càng giúp ổn định lượng đường vào máu dễ dàng hơn. Chỉ số GI cho thực phẩm được khuyên dùng cho người tiểu đường là dưới 55. Gạo basmati có chỉ số đường huyết (GI), chứa loại đường được cơ thể của chúng ta tiêu hóa và hấp thu chậm, chúng sẽ làm cho đường trong máu của tăng và giảm một cách từ từ. Do vậy, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết tốt, tránh tình trạng lượng đường tăng cao đột ngột.
3. Giàu chất dinh dưỡng
Gạo Basmati tuy có hàm lượng tinh bột thấp, nhưng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B và E, magiê và kali. Có lẽ vì vậy nên nói gạo basmati giúp giảm tổng thể lượng tinh bột nạp vào cơ thể nhưng vẫn cung cấp đủ năng lượng. Những chất dinh dưỡng này quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển tổng thể và có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
4. Hỗ trợ giảm cân
Tăng cân ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh, đây là lí do tại sao người tiểu đường tránh ăn gạo trắng. Gạo Basmati chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp cung cấp năng lượng kéo dài và giảm cảm giác đói. Điều này có thể hỗ trợ quá trình giảm cân bằng cách giảm lượng calo tiêu thụ trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, gạo basmati cũng chứa ít chất béo và cholesterol, là một lựa chọn tốt cho những người ăn kiêng và người muốn duy trì sức khỏe tốt.
5. Giàu chất xơ
Gạo Basmati, với hàm lượng chất xơ phong phú, có thể đem đến lợi ích quan trọng cho những người đang đối mặt với bệnh tiểu đường. Chất xơ được coi là một người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp làm chậm sự hấp thụ đường trong cơ thể, hạn chế tăng đường huyết đột ngột . Ngoài ra, những ai thường xuyên gặp tình trạng táo bón cũng nên tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Chế độ ăn đầy đủ chất xơ cũng góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe đường ruột. Chất xơ có khả năng bôi trơn hệ tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, việc duy trì một khẩu phần cân đối vẫn là điều quan trọng để tránh những tác động không mong muốn như cảm giác đầy bụng, tăng cân tạm thời, tình trạng phân lỏng và đau lưng.